Nội Dung
Những xu hướng nổi bật trong lĩnh vực logistics đang định hình cách mà doanh nghiệp vận hành hoạt động logistics của mình trong năm 2024. Trong bối cảnh môi trường kinh doanh ngày càng có nhiều cạnh tranh, việc đảm bảo rằng các doanh nghiệp logistics thích nghi với những xu hướng mới là vô cùng quan trọng. Dưới đây là 5 xu hướng logistics năm 2024 nổi bật mà ai cũng nên biết.
Việc áp dụng AI tổng hợp mang lại nhiều tiến triển trong giao tiếp thời gian thực thông qua chatbot và trợ lý ảo. Công nghệ này có thể dự báo các sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng, giúp giải quyết vấn đề như sai lệch tuyến đường, thời tiết khắc nghiệt hoặc dự báo tỷ lệ dự trữ chính xác.
Với các ứng dụng AI tổng hợp như hệ thống theo dõi và kiểm soát đội tàu vận chuyển theo thời gian thực, các doanh nghiệp có thể dự đoán nhiều rủi ro và giảm thiểu các nguy cơ trước khi chúng ảnh hưởng đến doanh thu.
Sự bùng nổ toàn cầu của thương mại điện tử đang tạo ra một sự cạnh tranh tất yếu đối với tốc độ giao hàng giữa các đơn vị vận chuyển. Sự bùng nổ này được thúc đẩy bởi nhu cầu mạnh mẽ từ phía người tiêu dùng.
Ở Mỹ, các tên tuổi lớn như Gopuff, Instacart và Getir đang có động thái đầu tư mạnh mẽ để thích nghi với xu hướng này. Hiện tượng này cũng đang lan rộng sang các khu vực khác như Trung Đông và Indonesia.
Ở Ấn Độ, việc áp dụng thương mại nhanh đang trở nên phổ biến nhanh chóng. Các dự báo cho thấy tốc độ tăng trưởng hàng năm có thể lên đến 49,5%, có thể đẩy khối lượng thị trường lên đến 7,88 tỷ USD vào năm 2027.
Xem thêm: Làm gì để Việt Nam trở thành trung tâm Logistics mới của khu vực?
Các giải pháp dựa trên đám mây đang thúc đẩy quá trình chuyển đổi kỹ thuật số trong ngành logistics. Việc triển khai rộng rãi các giải pháp này mang lại nhiều lợi ích đáng kể về tốc độ, hiệu quả chi phí, khả năng kiểm soát, khả năng mở rộng cũng như bảo mật.
Trong vòng 5 năm tới, dự kiến có đến 86% các công ty trong lĩnh vực chuỗi cung ứng sẽ tích hợp điện toán đám mây vào hoạt động của mình. Thị trường quản lý chuỗi cung ứng dựa trên đám mây toàn cầu dự kiến sẽ tăng từ 21,79 tỷ USD vào năm 2022 lên đến 71,93 tỷ USD vào năm 2030 (với tốc độ tăng trưởng hàng năm (CAGR) 16,10%).
Trong bối cảnh các doanh nghiệp đang tìm kiếm sự linh hoạt, hiệu quả và tiết kiệm chi phí trong hoạt động chuỗi cung ứng, sự đổi mới dựa trên điện toán đám mây sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc định hình lại ngành.
Xem thêm: 3 câu hỏi giúp nhà quản lý logistics giảm áp lực chi phí
Có một xu hướng ngày càng gia tăng trong việc sử dụng mô hình hậu cần ít tài sản. Điều này cho phép các doanh nghiệp tập trung vào trải nghiệm của khách hàng mà không cần phải đầu tư quá nhiều vào tài sản vật chất, từ đó giảm chi phí hoạt động.
Khoảng 67,5% các công ty trên toàn cầu hiện đã chọn sử dụng các nhà cung cấp dịch vụ hậu cần bên thứ ba (3PL) để xử lý các hoạt động vận tải. Trong đó, 63,5% doanh nghiệp lựa chọn thuê ngoài hệ thống kho bãi.
Các chuyên gia tin rằng, chi phí vận chuyển chiếm hơn 2/3 tổng chi phí hậu cần của doanh nghiệp. Đây chính là động lực chính thúc đẩy việc áp dụng các phương pháp tiếp cận hậu cần ít tài sản.
Trong năm 2024, ngành logistics đang chứng kiến sự thay đổi và phát triển mạnh mẽ với những xu hướng mới nổi bật. Chúng ta cũng đã tìm hiểu qua về 4 xu hướng logistics năm 2024 nổi bật. Các doanh nghiệp Việt Nam cần có những biện pháp kịp thời để thúc đẩy doanh nghiệp mình có những động thái bắt kịp các xu hướng mới này.
Xem thêm: